Gỗ công nghiệp là một trong những dòng gỗ đang dần thay thế cho gỗ tự nhiên, với những ưu điểm vượt tội về chất lượng cũng như giá cả mà nhiều người lựa chọn sử dụng loại gỗ này

Mẫu cửa gỗ công nghiệp được làm từ gỗ MDF
Mẫu cửa gỗ công nghiệp được làm từ gỗ MDF

Gỗ ép công nghiệp là gì?

Gỗ ép công nghiệp là loại gỗ sản xuất dựa trên máy móc, thiết bị hiện đại, là kết hợp giữa các nguyên liệu thừa, tận dụng của gỗ tự nhiên kết hợp keo kết dính và các chất phụ gia khác

Thành phần gỗ công nghiệp có khoảng 70 – 85% là nguyên liệu gỗ tự nhiên

Đó có thể là vỏ bào, dăm gỗ,… hay bã mía, rơm rạ… sợi gỗ/bột gỗ

Tùy theo nguyên liệu đầu vào gỗ công nghiệp được phân chia nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là ván dăm, ván MDF và ván HDF

Cửa gỗ công nghiệp là gì
Cửa gỗ công nghiệp là gì

Phân loại gỗ ép công nghiệp

Dưới đây là một số loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, chúng có những đặc bđiểm và cấu trúc thành phần khác nhau đa dạng và giá các loại gỗ ép công nghiệp cũng khác nhau

Ván dăm

Tấm ván gỗ dăm trong sản xuất cửa và đồ nội thất
Tấm ván gỗ dăm trong sản xuất cửa và đồ nội thất

Tên gọi khác: ván Okal, Particle Board

Thành phần: Dăm gỗ, vỏ bào, mẩu gỗ nhỏ, mùn cưa… rơm rạ, thân cây bông, cây lanh, cây gai dầu (có chứa Lignin, Cellulose trong thành phần cấu tạo) đã qua xử lý, keo UF/MUF và chất phụ gia khác

Tỷ lệ thành phần: khoảng 80% gỗ tự nhiên, 9 – 10% keo kết dính, 7 – 10% nước dưới 0,5% thành phần khác

Quy trình sản xuất

Các thành phần sau khi kết hợp với nhau sẽ ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định theo quy trình chặt chẽ

Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3

Độ dày thông dụng ván dăm: 17, 18, 25 (mm)

Các khổ ván dăm thông dụng nhất: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

Ván dăm được phân loại theo kích cỡ, hình thái dăm gỗ, loại keo sử dụng tỷ trọng của gỗ tự nhiên trong thành phần

Ưu điểm

Giá gỗ ván ép công nghiệp loại này có mức thấp nhất trong 3 loại

Có độ bền cơ lý độ cứng tương đối cao

Chịu lực thẳng đứng tốt

Khi kết hợp với vật liệu phủ bề mặt có khả năng chống thấm, chống ẩm, chống trầy xước tốt

Nhược điểm

Khả năng chịu tải trọng kém

Khi cắt, các cạnh dễ bị mẻ

Tuổi thọ thấp hơn ván MDF, HDF

Ván gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF thường và lõi xanh chống ẩm
Gỗ công nghiệp MDF thường và lõi xanh chống ẩm

Gỗ công nghiệp MDF tên gọi khác: ván sợi gỗ với mật độ trung bình, ván mịn

Thành phần: sợi gỗ nhỏ (lấy từ thân/cành/nhánh cây gỗ tự nhiên khi được xử lý bằng máy móc), keo kết dính UF/MUF và chất phụ gia khác tùy công năng của tấm ván

Tỷ lệ thành phần: khoảng 75% nguyên liệu từ gỗ tự nhiên, 11 – 14% keo kết dính, 6 – 10% nước dưới 1% thành phần khác

Quy trình sản xuất

Theo phương pháp khô sợi gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 20%, sợi gỗ được ép dưới nhiệt độ áp suất cao với sự tham gia chất kết dính

Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3

Các khổ ván MDF thông dụng nhất: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

Độ dày thông dụng là : 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)

Ưu điểm

Giá thành thấp hơn ván HDF, ván dán và gỗ tự nhiên, Gỗ ép công nghiệp chịu nước

Khi cắt, cạnh không bị mẻ

Bề mặt mịn, có thể sơn trực tiếp hoặc ép bề mặt trang trí như Melamine, Laminate

Loại gỗ này khá tiện lợi cho thiết kế sản phẩm lớn, không cần chắp nối

Nhược điểm

Hạn chế về độ dày

Khả năng chịu nước kém hơn so với ván HDF

Ván HDF

Ván gỗ công nghiệp HDF  trong sản xuất cửa
Ván gỗ công nghiệp HDF trong sản xuất cửa

Ván HDF còn được gọi với tên khác là: ván sợi gỗ mật độ cao

Thành phần: bột gỗ, keo kết dính các chất phụ gia

Tỷ lệ thành phần: khoảng 85% nguyên liệu từ gỗ tự nhiên

Quy trình sản xuất

Tương tự như ván MDF nhiệt độ và áp suất cao hơn nhiều lần tăng độ cứng, bền cho tấm ván HDF

Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3

Kích thước thông dụng: 2000 x 2400mm

Độ dày thông dụng: 6 – 24 mm

Ưu điểm

Độ cứng, độ bền, khả năng chịu va đập cao

Chống cong vênh, chống mối mọt tốt hơn so với 2 loại gỗ ép trên

Chống ẩm tốt, cách âm, cách nhiệt và khả năng chống trầy xước cũng tốt hơn so với MDF, ván dăm

Khả năng chịu tải trọng tốt

Ứng dụng cho nhiều không gian trong nhà, ngoài trời

Nhược điểm

Giá thành đắt ván dăm, ván MDF

HDF chỉ sử dụng để thi công nội thất dạng phẳng

Gỗ dán (Plywood)

Loại cửa được làm từ tấm gỗ dán
Loại cửa được làm từ tấm gỗ dán

Các loại gỗ tự nhiên như: sồi, mun, tần bì, trắc,..

Quy trình sản xuất

Gỗ được lạng mỏng thành lát có độ dày 0.3mm gọi là Veneer. Các tấm Veneer xếp vuông góc, ép bằng keo nén với lực lớn tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh

Kích thước: 1220 x 2440 mm

Độ dày: 5 ~ 18 mm

Lưu ý khi lựa chọn ván ép

Các lưu ý cần quan tâm khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp với chất liệu phù hợp
Các lưu ý cần quan tâm khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp với chất liệu phù hợp

Tất cả loại tấm gỗ ép công nghiệp được sản xuất nhiều kích thước về độ dày, chiều dài x chiều rộng. Để lựa chọn kích thước ván ép được phù hợp, bạn hãy chú ý điều sau đây

Với mỗi kích thước, độ dày ván tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván là một yếu tố quyết định chất lượng của ván ép

Cần xem xét độ dày ván nếu sử dụng ván sản xuất các đồ nội thất kệ tivi kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực ván ép ở mức tương đối

Lựa chọn loại ván phù hợp từng không gian kiến trúc cần thi công

Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ sản phẩm

Làm đồ nội thất bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm, ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu đặc tính sử dụng

Với các loại đồ nội thất, loại ván phủ bề mặt Melamine, Laminate, Acrylic thường được sử dụng rộng rãi

Các bề mặt này thể hiện được chất liệu vân gỗ sống động, sở hữu các màu đơn sắc tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng

Với nhiều ưu điểm vượt trội và chi phí tương đối tiết kiệm hơn so với gỗ tự nhiên thì ngày nay, gỗ ép công nghiệp được sử dụng khá phổ biến

SaiGonDoor cũng là một trong những đơn vị nhập khẩu và sản xuất các độ nội thất gỗ ép công nghiệp chất lượng cao với máy móc tiên tiến, hiện đại, xuất xứ rõ ràng

Các dòng sản phẩm nội thất gỗ ép công nghiệp được kiểm tra và sản xuất tại xưởng SaiGonDoor với quy trình kiểm định nghiêm ngặt

Nếu bạn đang băn khoăn hay thắc mắc liên quan đến lựa chọn vật liệu nội thất thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé

Hotline: 0818.400.400 hoặc thông qua Website: saigondoor.vn

LIÊN HỆ VỚI HỆ THỐNG SÀI GÒN DOOR
================================================
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline 1: 0933.707.707
Hotline 2: 0834.715.715
Hotline 3: 0834.494.494
Hotline 4: 0826.901.901
Email:[email protected]
CSKH 24/7: 028.37.712.989
Website
https://saigondoor.com.vn
https://saigondoor.vn/
https://saigondoor.net/
https://cuagosaigon.com/
https://giahuydoor.com/
https://giahuydoor.vn
https://giaphatdoor.vn/
https://famidoor.com/
https://famidoor.vn
https://wincorp.com.vn/
Maps: Sài Gòn Door
Youtube: Sài Gòn Door
Fanpag: Sài Gòn Door

————————————————————
HỆ THỐNG SHOWROOM SAIGONDOOR ®
*SHOWROOM QUẬN 9, HCM
669 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp HCM
*SHOWROOM QUẬN 7, HCM
511 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Hotline: 0818.400.400
*SHOWROOM QUẬN 9, HCM
535 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, TP.HCM
Hotline: 0828.400.400
*SHOWROOM QUẬN 12, HCM
Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Holine: 0886.500.500
*SHOWROOM BÌNH LỢI – PHẠM VĂN ĐỒNG
615 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0824.400.400
————————————————————
*SHOWROOM QUẬN THỦ ĐỨC HCM –DĨ AN BÌNH DƯƠNG

21, Quốc Lộ 1K, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0855.400.400
*SHOWROOM NINH KIỀU – CẦN THƠ
Số 94c, Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều,TP Cần Thơ
————————————————————
HỆ THỐNG XƯỞNG SẢN XUẤT CUAGOSAIGON®
Xưởng SX I: Số 361 TX25, Phường Thạnh Xuân, Q12, TP. HCM.
Xưởng SX II: Số 60/3 Đường 9, KP2, P.An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Xưởng SX III: 81 Võ Văn Bích, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM

Contact Me on Zalo
0824.400.400 Hỗ trợ 24/7